Gỗ nhựa composite đang trở nên dần phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên nhiều người chưa có kiến thức về loại vật liệu này dẫn đến những trường hợp mua sai gỗ cho nội thất và ngoại thất. Cách phân biệt gỗ nhựa làm nội thất và ngoại thất dưới đây của Starplaswood sẽ giúp bạn giải quyết nỗi lo này!
Gỗ nhựa composite là gì?
Gỗ nhựa composite là một loại vật liệu giả gỗ được cấu thành bởi hai thành phần chủ yếu là bột gỗ kết hợp với nhựa ( có thể sử dụng PVC, PE…). Bên cạnh 2 thành phần chính là bột gỗ và nhựa; gỗ nhựa composite còn chứa thêm một số chất phụ gia làm đầy có nguồn gốc vô cơ hoặc Cellulose để làm gia tăng các đặc tính của sản phẩm.
Ưu điểm của gỗ nhựa composite:
- Kháng nước tuyệt đối;
- Không chứa lưu huỳnh, chì,…
- Không mối mọt, nấm mốc;
- Cách nhiệt và cách âm tốt;
- Trọng lượng nhẹ và khả năng chịu lực cao;
- Dễ dàng khắc in lên bề mặt
Phân loại
Gỗ nhựa composite gồm có hai dòng chính là gỗ nhựa ngoài trời (ngoại thất) và gỗ nhựa trong nhà (nội thất). Nếu không phải là người trong nghề, rất khó để phân biệt gỗ nhựa làm nội thất và ngoại thất. Cụ thể:
- Gỗ nhựa gốc PE hay còn gọi là gỗ nhựa ngoại thất được tạo nên từ nhựa HDPE/PE kết hợp với bột gỗ và chất phụ gia.
- Gỗ nhựa gốc PVC hay còn gọi là gỗ nhựa nội thất được tạo ra từ nhựa PVC kết hợp với bột gỗ và chất phụ gia.
6 tiêu chí giúp bạn phân biệt gỗ nhựa làm nội thất và ngoại thất.
Quy trình sản xuất
Gỗ nhựa ngoại thất (PE) | Gỗ nhựa nội thất (PVC) |
– Nguyên liệu chính đầu vào sau khi trộn đều sẽ chuyển qua dây chuyền ép hạt tạo thành các hạt gỗ nhựa
– Các hạt gỗ nhựa được đưa vào dây chuyền đùn để tạo thành các profile với 2 lần nung chảy – Phương thức chủ yếu: Không tạo bọt |
– Nguyên liệu đầu vào sau khi được trộn đều được đưa vào máy đùn để tạo nên các thành profile với 1 lần nung chảy
– Phương thức: Tạo bọt hoặc không tạo bọt |
Sản phẩm
Gỗ nhựa ngoại thất (PE) | Gỗ nhựa nội thất (PVC) |
– Có tỷ trọng cao
– Bề mặt ngoài ít giống với gỗ tự nhiên nhất – Bên trong là khối đồng nhất và có độ cứng – Vững gấp nhiều lần so với gỗ nhựa nội thất |
– Có tỷ trọng thấp
– Bề mặt giống với gỗ tự nhiên hơn – Bên trong xốp |
Giá thành
Gỗ nhựa ngoại thất (PE) | Gỗ nhựa nội thất (PVC) |
– Tỷ trọng lớn hơn nên cùng khối lượng nhưng tạo ra lượng sản phẩm ít
– Có nhiều công đoạn sản xuất hơn gỗ nhựa nội thất – Giá thành cao hơn |
– Tỷ trọng thấp nên cùng khối lượng nhưng tạo ra nhiều sản phẩm
– Ít công đoạn sản xuất – Thành phần chính được dùng rẻ hơn – Giá thành rẻ hơn |
Ứng dụng
Gỗ nhựa ngoại thất (PE) | Gỗ nhựa nội thất (PVC) |
– Chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết
– Sử dụng cho các công trình ngoài trời – Ví dụ: sàn hồ bơi, ốp tường mặt ngoài, hàng rào, lan can, sàn đi dạo, nhà chòi,… |
– Sử dụng cho các công trình nội thất: Sàn nhà, ốp tường mặt trong, cửa, tủ, kệ,…
– Sử dụng trong môi trường dễ bị ăn mòn bởi hóa chất: dầu khí, dược phẩm,… – Trang trí nội thất phòng ngủ phòng khách, nhà hàng, biển quảng cáo |
Tính năng
Gỗ nhựa ngoại thất (PE) | Gỗ nhựa nội thất (PVC) |
– Chống mối mọt rất tốt
– Chịu nước và tác động của thời tiết – Chịu ánh nắng – Chịu mài mòn và chống trầy xước – Chống cháy mức độ 2 |
– Chống mối mọt tốt
– Chịu nước và tác động thời tiết kém hơn – Chịu mài mòn và chống trầy xước – Chống cháy mức độ 2 |
Gỗ nhựa PVC ra đời sớm hơn so với gỗ nhựa PE. Tuy nhiên khi sử dụng gỗ nhựa PVC cho các công trình ngoài trời, các nhà xây dựng nhận thấy rằng các sản phẩm dễ bị mài mòn, bạc màu và nứt vỡ do tác động của thời tiết.
Do vậy gỗ nhựa PE đã được nghiên cứu và sản xuất để khắc phục những nhược điểm của gỗ nhựa PVC khi sử dụng ngoài trời.
Mặt cắt của sản phẩm
Gỗ nhựa ngoại thất (PE) | Gỗ nhựa nội thất (PVC) |
Đanh mịn và đồng chất | Xốp và có nhiều lỗ rỗng |
Xem thêm:
- Tổng hợp những loại gỗ công nghiệp thông dụng nhất hiện nay!
- Ứng dụng gỗ nhựa composite trong cuộc sống!
Trên đây là 6 tiêu chí phân biệt gỗ nhựa làm nội thất và ngoại thất. Truy cập trang web của chúng tôi để xem thêm những thông tin về gỗ nhựa composite.